Chi phí đầu tư trồng rau thủy canh như thế nào ?

Chi phí đầu tư trồng rau thủy canh như thế nào ?
Thứ Hai,
20/09/2021
Đăng bởi: Nguyễn Vũ

Chi phí đầu tư trồng rau thủy canh như thế nào ?

Tiêu đề bài viết chính là một trong những câu hỏi về thủy canh đang được rất nhiều người quan tâm.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì việc tự túc rau sạch của mỗi hộ gia đình rất là cần thiết, rất nhiều hình thức trồng được các hộ gia đình áp dụng như: trồng rau bằng thùng xốp, trồng rau bằng các loại chậu trồng cây thông minh, trồng rau theo mô hình aquaponic, trồng rau theo mô hình thủy canh như trụ trồng rau thủy canh (thủy canh trụ đứng, trụ thủy canh), giàn trồng rau thủy canh...

Trong đó mô hình trồng rau thủy canh đang ngày càng được nhiều hộ gia đình lựa chọn, bởi vì có nhiều ưu điểm hơn so với các mô hình trồng rau khác, cụ thể như:

  • Tiết kiệm tới 90% nước so với trồng trên đất
  • Tiết kiệm tới 80% công sức trồng và chăm sóc
  • Năng suất cao gấp 5 – 10 lần so với trồng trên đất.
  • An toàn với dinh dưỡng được kiểm soát chính xác trong khi đó việc kiểm soát hàm lượng khoáng chất trong đất là không thể nên sẽ có khả năng bị nhiễm các kim loại nặng hoặc vi sinh vật có hại

Đối với mô hình trồng rau thủy canh thì lại có nhiều dạng trồng khác nhau, mỗi loại có giá thành và ưu nhược điểm cũng khác nhau, do đó trong bài viết này xin đề cập tới các loại sản phẩm trồng rau thủy canh như sau:

  • Các loại thùng, giàn, trụ tự chế
  • Thùng trồng rau thủy canh tĩnh
  • Giàn trồng thủy canh dạng máng ngang
  • Trụ trồng rau thủy canh (trụ thủy canh, thủy canh trụ đứng).

Các loại thùng, giàn, trụ thủy canh tự chế:

Loại này giá thành tùy vào nguyên vật liệu sử dụng để tạo thành, giá thành rẻ nhất trong các loại, tuy nhiên để có thể tự chế được thì đòi hỏi người trồng cần phải có sự nghiên cứu khá kỹ, chuẩn bị kỹ các công cụ dụng cụ để tự chế tạo và đặc biệt là bỏ nhiều công sức hơn so với các loại mua sẵn.

Chi phí rất rẻ, có thể chỉ tốn 2 – 3 trăm ngàn, hoặc nhiều hơn với hệ thống lớn nhưng cao cũng chỉ cỡ 50% chi phí so với các loại sản phẩm bán sẵn.

Thùng trồng rau thủy canh tĩnh:

hiện nay trên thị trường có nhiều nhãn hiệu bán mô hình này như: bkfast, hợp trí, hydrowork,…chúng tôi sẽ lấy ước chừng chi phí cho một loại như sau:

Bộ 6 thùng x 6 hốc trồng mỗi thùng = 36 hốc trồng, sẽ có giá khoảng 900.000đ/bộ (25.000đ/1 hốc trồng).

chi phí đầu tư thủy canh tĩnh

Hình minh họa trồng rau bằng thùng trồng rau thủy canh tĩnh

Ưu điểm: giá thành rẻ, dể sử dụng đối với những ai mới bắt đầu trồng rau thủy canh

Nhược điểm: Tốn nhiều diện tích trồng, tốn nhiều công chăm sóc hơn do phải châm nước hoặc dinh dưỡng lên từng thùng riêng lẻ, dễ bị phát sinh muỗi do nước trong thùng là tĩnh nên tù đọng đồng thời lượng oxy hòa tan cũng ít hơn so với các loại khác nên tốc độ phát triển cây cũng chậm hơn phần nào.

Giàn trồng rau thủy canh dạng máng ngang.

Với mô hình này cũng có nhiều đơn vị cung cấp các loại máng thủy canh chuyên dụng, các loại máng này sẽ được kê đặt lên các loại giàn khác nhau tùy theo thiết kế phù hợp với vị trí trồng.

Có nhiều dạng như giàn máng ngang 1 tầng, giàn chữ A, giàn nhiều tầng cho ban công. Với mô hình thì chi phí bình quân cho mỗi giàn 120 hốc trồng sẽ vào khoảng 3.600.000đ/giàn (30.000đ/ 1 hốc trồng)

chi phí đầu tư thủy canh giàn trồng rau thủy canh

hình minh họa giàn trồng rau thủy canh

Ưu điểm: Tiết kiệm công chăm sóc hơn và năng suất trồng cao hơn nhiều so với mô hình thùng trồng rau thủy canh tĩnh, cây có bề mặt tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn nên sẽ phát triển nhanh và đều hơn so với mô hình trụ trồng rau thủy canh.

Nhược điểm: Tốn nhiều diện tích trồng hơn, vị trí trồng khó di chuyển linh hoạt hơn so với mô hình trụ trồng rau thủy canh ngoài ra việc lắp đặt vận hành cũng sẽ tốn nhiều thời gian và khó khăn hơn so với lắp đặt một trụ trồng rau thủy canh.

Trụ trồng rau thủy canh.

Đây là một mô hình phát triển sau này của thủy canh, đã có mặt trên thị trường Việt Nam hơn 5 năm và cũng có nhiều mẫu của các đơn vị khác nhau, trải qua quá trình thực tế thì mô hình đã có nhiều cải tiến mang lại hiệu quả cao và sự đơn giản cho người trồng, do đó nó đang được các hộ gia đình lựa chọn ngày càng nhiều.

Chi phí cho một bộ trụ trồng rau thủy canh xin được lấy chi phí của bộ trụ trồng rau mà nhiều người cho là mắc nhất hiện nay là bộ trụ trồng được 72 hốc trồng có giá 2.790.000đ/bộ (38.750đ/ 1 hốc trồng)

Click để xem thông tin chi tiết bộ trụ 72 hốc cao cấp tại đây

chi phí đầu tư thủy canh trụ trồng rau thủy canh

hình minh họa trụ trồng rau thủy canh

Ưu điểm: trồng được năng suất cao nhất trên cùng một đơn vị diện tích so với các mô hình trồng rau thủy canh khác, hơn nữa lại có thể di chuyển linh hoạt, tạo sự linh động, gọn gàng và khô thoáng cho vị trí trồng, bên cạnh đó lại có thể vừa chống cúp điện, vừa có thể xoay thân trụ dễ dàng rất phù hợp cho việc trồng rau tại vị trí có một hướng nắng như ban công hoặc cạnh vách tường.

Nhược điểm: giá thành đầu tư cao hơn so với các loại mô hình trồng rau khác, vẫn có những loại giá rẻ cho khách hàng lựa chọn nhưng lại thiếu đi các ưu điểm có trên bộ trụ trồng rau giá 2.790.000đ của V-Garden, bên cạnh đó do cây tiếp xúc ánh nắng phương xéo nên tiết diện tiếp xúc không được tốt như mô hình máng ngang nên cây rau có thể không to đẹp và đều bằng được.

Ngoài ra, nếu tính giá trị đầu tư một bộ trụ trồng rau thủy canh theo hướng lâu dài thì ta thấy nó không hề đắt một chút nào vì:

Lấy giá trị bộ trụ trồng rau thủy canh là 2.790.000 cho 72 hốc trồng rau.

Click để xem thông tin chi tiết bộ trụ 72 hốc cao cấp tại đây

Với việc sử dụng cây giống ươm sẵn ở vườn ươm với giá 1.000đ/cây thì mỗi năm có thể trồng được 12 vụ ( 1 vụ /tháng).

    Chi phí tiền mua cây con hàng tháng: 72 cây x 1.000 = 72.000đ

    Chi phí dinh dưỡng cho mỗi tháng: ~ 50.000đ với dinh dưỡng thủy canh cao cấp Masterblend của Mỹ.

    Chi phí điện để hoạt động bơm mỗi tháng: ~ 10.000đ với bơm 12v siêu an toàn và tiết kiệm điện.

Chi phí tiền nước: ~ 10.000đ do tiết kiệm tới hơn 90% nước so với trồng đất.

Tổng chi phí hàng tháng cho việc trồng rau: 142.000đ

Số lượng rau thu được mỗi tháng nếu tính trung bình cho mỗi cây rau có khối lượng chỉ 150gr:

72 x 150 = 10.800gr = 10.8kg

Chi phí cho mỗi kg rau trồng được là: 142.000/10.8 ~ 13.000đ/kg (chi phí này có thể giảm nhiều nếu tự ươm được)

Nếu khấu hao chi phí mua trụ cho 1 năm thì tổng chi phí bình quân cho 1 kg rau trồng được:

Trong năm 1 là: 2.790.000/(12*10.8) + 13.000 = 34.500đ/kg

Từ năm 2 trở đi: 13.000đ/kg, có thể chưa tới 10.000đ/kg nếu khách hàng có thể tự ươm,

Còn nếu tính khấu hao chi phí trụ trong 3 năm thì chi phí bình quân cho 1kg rau trồng được là:

2.790.000/(3*12*10.8) + 13.000 = ~ 20.000đ/kg

Trong khi đó giá rau thủy canh đang được bán tại các cửa hàng tiện lợi với giá khoảng 35.000đ/kg, như vậy có thể thấy đầu tư mua một bộ trụ trồng rau thủy canh sẽ không đắt mà lại có rau sạch cho chính mình trồng để phục vụ gia đình của mình.

popup

Số lượng:

Tổng tiền: